Nơi cội nguồn “mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
Cách đây 80 năm, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc Châu Nguyên Bình (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi khai sinh ra Quân đội nhân dân Việt Nam, hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ngoài ra khi có biến thì “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” - nay là Di tích lịch sử cấp Quốc gia - Tại khu rừng này, cây đa Tân Trào - nơi chứng tích lịch sử 80 năm trước, là nhân chứng cho sự nghiệp 80 năm vẻ vang của Quân đội ta, mà khi ta có đến thăm lại khu di tích Tân Trào.
Nếu chúng ta đến nhìn lại, điều thú vị là: tháng 10-1944 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết bản “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân” có giá trị như một Cương lĩnh chính trị của tổ chức xây dựng, phương châm hoạt động của Đảng. Tháng 10-1944 lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về huyện Hà Quảng - Cao Bằng, sau khi nghe các đồng chí Vỏ Nguyên Gíap, Vũ Anh báo cáo tình hình, Người chỉ đạo, “bây giờ nên tập hợp những chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động. Ta sẽ dùng lực lượng vũ trang để gây ảnh hưởng cách mạng (CM) sâu rộng trong quần chúng. Tác chiến gây ảnh hưởng tốt về chính trị, mở rộng cơ sở phát triển lực lượng vũ trang, chúng ta sẽ lập đội quân giải phóng”. Đó là sự chỉ đạo xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi chuẩn bị ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nay khi ta vào thăm nơi “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” từng in đậm dấu ấn của Bác Hồ, tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân khi ngày thành lập. Đó là nhiệm vụ những ngày chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, ta mới thấy có những chi tiết lạ, như tảng đá ngay trước mái đình Hội nghị Tân Trào họp để quyết định cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Tảng đá không to, chỉ hơn 0,5m đường kính, nhưng đó là nơi Bác Hồ thay mặt quốc dân, đứng ngay tại đó để đọc lời thề trước quốc dân, trước đồng bào cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945, đi tới thành lập nên Nhà nước dân chủ - công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Lúc đó, có sự chứng kiến của tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc, gần gủi của Bác. Đó cũng là những thời khắc lịch sử, mà mái đình Hồng Thái, và nơi diễn ra Hội nghị Tân Trào đã chứng kiến những thời khắc lịch sử vẽ vang của dân tộc. Khi đó, tướng Võ Nguyên Giáp tuyên thệ trước Đảng và Bác Hồ về sứ mạnh lịch sử của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ tiếc là nay cây đa Tân Trào thì vẫn sum suê về bên phía nhánh trái, do nhánh lớn cây con toả ra, còn nhánh bên phải, do đã quá lâu qua thời gian, có sự lụi tàn dần do trãi bao năm tháng nắng mưa ở miền Việt Bắc.
Những ngày Tháng Tám vinh quang lịch sử dân tộc
Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh tại mái đình Hồng Thái, quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh, quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh, đứng đầu. Quốc dân Ðại hội đã ra Nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập gồm 15 ủy viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Thường trực Ủy ban Giải phóng dân tộc, gồm: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Ðức Hiền trực tiếp chỉ đạo Tổng khởi nghĩa. Ủy ban dân tộc giải phóng là tổ chức tiền thân của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội nhấn mạnh: “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập”.
Chiều 16-8-1945 dưới bóng cây đa Tân Trào, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1, sau đó, tiến quân về giải phóng Đồn Phay Khắt (Cao Bằng), thị xã Thái Nguyên. Có lẽ, trên mảnh đất Châu Nguyên Bình chưa nơi nào như nơi đây, chỉ rộng chừng vài km2 nhưng có hàng chục di tích quốc gia hạng đặc biệt của thời tiền khởi nghĩa, như là những nơi tâm linh cả dân tộc - đặc sắc nhất là: “Mái đình Hồng Thái - Cây Đa Tân Trào”... như Tố Hữu giúp cho ta thấy.
Chúng ta nhớ lại vào thời khắc ấy, 80 năm trước chỉ vẻn vẹn với 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đã cùng hợp lực, đoàn kết để đảm đương một sứ mệnh lớn lao. Nhiệm vụ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân khi đó, được Bác Hồ giao, là tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc, và cùng nhân dân Cao-Bắc-Lạng và chiến khu Việt Bắc xây dựng đội quân CM, tuyên truyền sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, xâm lược của thực dân Pháp, vươn tới trở thành đội quân chính quy, hùng mạnh nhất của CM Việt Nam.
Tại những điểm mà đoàn chúng tôi đến, dù cách xa Hà Nội hàng trăm km, đường rừng đi lại khá cản trở cho những người chưa quen đến Việt Bắc lần đầu, nhưng khi vào Khu di tích Tân Trào, ta thấy nơi đã ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, sau đó, ta bước nhẹ lên những bậc thang của lán Nà Nưa - xin nói rõ hơn, điểm đầu đỉnh đồi vào nơi mà Bác Hồ từng làm việc những ngày chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8 -1945, là lán “Nà Nưa” - (chứ không phải là “lán Nà Lừa” như một số sách báo trước nay vẫn viết - ảnh tác giả). Nơi đây, một trong khu những rừng sâu, an toàn cho đồng bào các dân tộc trung kiên gắn bó với Bác Hồ và Trung ương Đảng, là khu căn cứ mà Trung ương đã chọn đóng căn cứ địa, lãnh đạo xây dựng lực lượng CM cả nước, trong những ngày đầu chuẩn bị cho giành chính quyền về tay nhân dân.
Đến nay, sau 80 năm, trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã tuyên thệ ngày 22-12-1944, thì 5 năm trước, còn cụ Tô Đình Cắm, lúc đó cụ 93 tuổi, vào sinh sống cùng con, cháu ở thôn 8B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng). Năm 2019, cụ có đến giao lưu nhân dân cả nước trong cầu Tuyền hình Quân đội Nhân dân - VTV1, nhân 75 năm Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12-2019.
Và từ sau ngày thành lập 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân chính thức trở thành một đội quân bách chiến, bách thắng, đi từ lòng dân và được nhân dân hết lòng che chở…, đã đánh tan tất cả các đội quân kỳ cựu nhất, hùng mạnh nhất thế giới, đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Những chiến công vang dội của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đưa dân tộc không biết khuất phục trước mọi kẻ thù, mọi thứ hung tàn, để đưa dân tộc ta từ chỗ mất nước, nô lệ trăm năm, trở thành một dân tộc anh hùng.
Để từ đây, cùng với Đảng ta, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo làm nên một quân đội hùng mạnh, uy tín dám đánh và quyết thắng những đội quân giàu có nhất của thế kỷ XX. Đội quân anh hùng đó luôn làm nên những trang sử vàng chói lọi: CM Tháng Tám - Điện Biên Phủ - Chiến dịch Hồ Chí Minh mãi mãi tỏa sáng, sáng ngời về ý chí bất khuất của anh “Bộ đội Cụ Hồ”./.