Nghị quyết về vấn đề phản đế ra đời của Hội phản đế đồng minh
Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế mà Đảng ta đưa ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I (tháng 10/1930) nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế (một tên gọi được thay đổi của Mặt trận Dân tộc thống nhất). Và từ ngày nổ ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh - đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã ra đời và về sau, ngày này (18/11) trở thành ngày kỷ niệm truyền thống, còn gọi là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay.
Từ đây phong trào lãnh đạo của Đảng đã ta có tổ chức mang tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng, các Đoàn thể, lực lượng (LL) trí thức, mọi tầng lớp công - nông –binh, đã trở thành một lực lượng mạnh, tập hợp sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
Trong các bước phát triển tiếp theo, chúng ta thấy vào tháng 3 năm 1935, Đại hội Đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương (lần thứ I) đã thông qua nghị quyết về công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông Dương.

Điều lệ Đồng minh phản đế ở Đông Dương, ra mắt do Hội Phản đế Đồng minh công bố vào năm 1930, với những nội dung ngằn gọn nhưng rất cụ thể, như sau:
1- Tên: "Đại đồng minh phản đối đế quốc chủ nghĩa và mưu dân tộc độc lập - Phân bộ Đông Dương" (gọi tắt là: “Đồng minh phản đế”).
2. Mục đích: Đồng minh phản đế ở Đông Dương đoàn kết lực lượng c.m phản đế lại để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập cho xứ Đông Dương và binh vực phong trào giải phóng ở các thuộc địa và bán thuộc địa.
3. Điều kiện vào hội: Đoàn thể nào có tánh chất cách mạng phản đế nếu thừa nhận mục đích và điều lệ của hội, tuân theo kế hoạch hành động của hội thì được vào hội.
Chú ý: Những người không ở trong một đoàn thể nào cũng có thể vào hội được. Điều kiện vào hội cũng như điều kiện đối với các đoàn thể.
4. Tổ chức: Đồng minh tổ chức theo lối địa phương. Những đoàn thể có chân trong một hội và ở trong một tỉnh, hoặc một xứ hợp lại thành làm phân hội tỉnh, hoặc phân hội xứ Các phân hội xứ hợp lại thành Đồng minh phản đế ở Đông Dương.
Hội nghị: Đại hội của Phân bộ Đông Dương là cơ quan lớn nhứt của hội. Đại hội mỗi nǎm khai một lần, đại biểu đi khai hội do các đoàn thể có chân trong hội tuyển cử. Đại hội dự định kế hoạch tranh đấu phản đế và cử ra một Ban, Tổng bí thư ở Đông Dương để làm việc hằng ngày. Trong khoảng hai kỳ đại hội thì ban Tổng bí thơ là cơ quan cao nhứt của hội.
Hội nghị toàn xứ là cơ quan lớn nhứt trong một xứ, mỗi nǎm khai hai lần đại biểu đi dự hội nghị do các đoàn thể có chân trong hội và ở trong một xứ cử ra. Hội nghị cử ra một ban cáu sự xứ, để làm việc hằng ngày. Trong khoảng hai kỳ hội nghị thì ban ấy là cơ quan lớn nhứt trong một xứ.
Hội nghị tỉnh là cơ quan cao nhứt trong một tỉnh, mỗi nǎm khai hội hai lần. Đại biểu đến dự hội do các đoàn thể có chân trong hội và ở trong một tỉnh cử ra.
Hội nghị cử ra một ban cán sự tỉnh để làm việc hằng ngày. Trong khoảng hai kỳ hội nghị tỉnh thì ban ấy là cơ quan cao nhứt trong một tỉnh.
5. Kinh phí: Tài chánh của hội do tiền quyên và tiền nguyệt phí của các đoàn thể, hoặc của các người hội viên. Số nguyệt phí do Ban Tổng bí thư định.
6. Kỷ luật: Số ít phải theo số nhiều, hạ cấp phải theo thượng cấp. Nếu hành động trái với chương trình làm việc của hội và đã bị phê bình rồi mà không sửa đổi thì bị khai trừ. (*)
Tuy văn kiện này rất ngắn gọn, song tên gọi, mục đích, ý nghĩa, nội dung…,của bản Điều lệ Phản đế liên minh chỉ một trang giấy này, đã cho thấy sự tập hợp quần chúng rộng rãi và linh hoạt mà Điều lệ Hội phản đế đồng minh, sau khi ra đời đã nêu rõ.
Sau khi ra đời, Hội Phản đế Đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đã từ Điều lệ đồng minh phản đế mà tập hợp những lực lượng rộng rãi, để đầu tranh. Từ đây, qua những bước đường phát triển của dân tộc ta, dưới ngọn cờ của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là một bộ phận trong hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam, là hình thức hiện tại của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam- tên chung cho nhiều hình thức tổ chức được thành lập trong những giai đoạn cách mạng khác nhau.
Từ ngày thành lập, qua đặc điểm của từng thời kỳ cách mạng, Mặt trận đã mang các tên gọi khác nhau, song vẫn là một mục tiêu, một ý nghĩa, một hành động, đó là: Hội Phản đế Đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936), Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Lúc đó còn chia cắt hai miền - 1955), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968), và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cả nước từ 1977 đến nay. Như vậy, từ năm 1986, Ban Bí thư Trung ương Đảng, quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm là Ngày thành lập của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
Vinh quang về tư tưởng Đại doàn kết dưới ngọn cờ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trải qua 94 năm tồn tại và phát triển với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau qua các thời kỳ, song Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (về sau khi cả nước thống nhất) từ khi ra đời đã trở thành ngộn cờ trong tập hợp mọi lực lượng yêu nước, cùng chí hướng đấu tranh bất kể là dân tộc nào, đảng phái, tôn giáo nào… cùng vì mục tiêu chung, là đấu tranh vì độc lập-tự do trong chủ trương phản đế toàn Đông Dương. Đó là tiêu chí hàng đầu, nhằm mục đích chung là mở rộng hàng ngũ những người yêu nước và cách mạng từ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, tạo ra sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các lực lượng của dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và lãnh đạo cho từng giai đoạn cách mạng về sau.
Kế thừa những bước đi vẽ vang của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua những bước đi đã làm nên nhiều chiến công hiển hách mà nhân dân ta ở hai miền Nam-Bắc đã làm nên, là thống nhất đất nước, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, để mãi mãi dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong suốt 86 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã chứng minh ngọn cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng định: “Chính sách Mặt trận là chính sách quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng” và đó là ngọn cờ đã viết nên những trang sử vàng vinh quang dưới ngọn cờ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ 93 năm qua.
94 năm, kế thừa và phát triển, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay cùng các đoàn thể Chính trị Xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp “Đoàn kết - Đoàn kết - đại đoàn kết/ Thành công - thành công-Đại thành công” mà lúc còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh, để khẳng định và khẳng định thành công chân lý sáng ngời đó.
Tại TPHCM, dưới ánh sáng từ ngọn nguồn 18-11, tư tưởng Đoàn kết - Đoàn kết - Đại đoàn kết; Thành công - Thành công - Đại thành công” đã được nâng lên nhiều tầm vóc mới. Trong ngọn cờ đấu tranh bất khuất và gần 50 năm Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng, đã luôn nâng cao nhận thức trong “Đoàn kết - Đoàn kết - đại đoàn kết” đã đưa thành phố trở thành ngọn cờ đầu trong nhiều phương diện của sự nghiệp Đại đoàn kết, kết tinh nhiều sức mạnh quan trọng trong công tác Mặt trận, đi đầu trong nhiều phong trào lớn, để đưa Mặt trận thành phố vươn lên tầm cao.
Ngày nay, kế tục vai trò lịch sử của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, thực hiện Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chủ trương: Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mỗi người Việt Nam, không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc ở trong nước hay ở nước ngoài, đều vì mục tiêu: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Đã tiêu biểu là sức mạnh đại đoàn kết từ 54 dân tộc anh em luôn vì mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, thực hiện “Đoàn kết- đoàn kết- đại đoàn kết. Thành công- thành công- đại thành công” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.