“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây - Đây lắng hồn núi sông ngàn năm” !

Thăng Long - Hà Nội thủ đô mãi mãi ngàn năm 

     Hơn 1010 năm, dù phải vượt qua biết bao thử thách, gian nan qua năm tháng, song từ long mạch của kinh đô ngàn năm, với bao truyền thống hào hùng của Đại La  - Thăng Long - Hà Nội luôn được tiếp nối bằng những chiến công hiển hách, sáng lạn muôn đời, đó là các khúc ca chiến thắng, từ  Bạch Ðằng, Ðông Bộ Ðầu, Chương Dương Ðộ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Ðống Ða, Ðiện Biên Phủ trên không... Nơi mà Bác Hồ từ đây tuyên bố trước toàn nhân loại về khai sinh ra Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên trên vùng Đông Nam Á. Nay với lòng quả cảm quyết thắng ngoại xâm luôn hòa quyện với sức mạnh vô biên của lòng nhân ái, tinh thần hòa hiếu và khát vọng hòa bình của thủ đô ngàn năm văn hiến trên dãi đất Việt mến yêu.

    Chúng ta về với Hà Nội, nhận thấy bao khát vọng luôn vươn lên những tầm cao của Thăng Long - Hà Nội khi đất thủ đô đã luôn thể hiện trong ý chí nuôi dưỡng hiền tài để dựng xây đất nước, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mà từ vùng đất thủ đô tạo ra.  Cũng vì thế, mà truyền thống văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị…, mãi mãi là truyền thống cao cả, là những giá trị vô cùng cao quý của đất Thăng Long - Hà Nội, nơi trung tâm hồn thiêng sông núi cả dân tộc Việt Nam.

    Khách nước ngoài vào thăm Quốc tử giám

Hơn 1010 năm qua, Thăng Long - Hà Nội cũng luôn là nơi hội tụ, đua tài, góp sức biết bao khối óc, con tim, của những con người tài hoa, thanh lịch, sáng tạo, những bàn tay vàng của người lao động từ khắp mọi miền đất nước đã góp trí tuệ, công sức về đây chung tay góp sức xây dựng Thủ đô của đất nước ta. Nơi đây, năm 2024, nhân 1014 năm Thăng Long - Hà Nội ủy ban UNESCO kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới diễn ra đến hết ngày 31/7/2024 đã thông qua việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hoàng Thành Thăng Long - biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, trung tâm quyền lực chính trị liên tục trong suốt hơn 10 thế kỷ của đất nước Việt Nam, đã xếp hạng Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa của toàn nhân loại.

     Hà Nội xưa - nay là thủ đô ngàn năm văn hiến, có nhiều di sản nhất trong nước, do UNESCO phong tặng, đó là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa thế giới năm 2010; 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được vinh danh Di sản tư liệu thế giới; Hội Gióng (ở đền Phù Đổng và đền Sóc), Nghi lễ và trò chơi kéo co (tại Hà Nội và một số địa phương), tín ngưỡng thờ Mẫu được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, còn Ca trù có tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cùng với đó là 13 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt; hơn 1.000 di tích cấp quốc gia; 10 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; hệ thống các bảo tàng quốc gia và thành phố Hà Nội, đang thu hút ngày càng nhiều du khách cùng đến, chiêm ngưỡng về thủ đô nước Việt kính yêu.

     Nay, đã 70 năm từ trong khỏi lữa, khi ta nhớ về những thế hệ đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô sau 60 ngày đêm chiến đấu bất tử, để “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” nhằm bảo vệ Thủ đô Hà Nội lúc đó, Những người đã dãng cảm thực hiện thành công cuộc rút lui thần kỳ bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài cho Hà Nội. Khi họ ra khỏi Thủ đô, trong tâm tưởng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn da diết một nỗi nhớ Hà Nội khôn nguôi: mà nhà thơ Chính Hữu, chia sẽ: “Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu/ Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội…” / “Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/ Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng...”

      Hà Nội nơi hội tụ tinh hoa mọi miền đất nước từ ngàn năm

       Và nay, khi ta nhìn về Hà Nội, ta hồi tưởng lại nơi mà năm 1010, khi đức vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Ninh Bình ra Thăng Long - Hà Nội, thì đây cũng là nơi hội tụ, chung đúc và lắng đọng biết bao nhiêu các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam kết hợp với sự tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại, để xây dựng nên một kinh đô lắng đọng các giá trị văn hóa truyền thống của thủ đô, cũng là trái tim của đất nước Đại Việt xưa, Việt Nam ngày nay.

     Tự hào với thủ đô Anh hùng, danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tặng cho Thăng Long - Hà Nội, nơi hội tụ sâu sắc cội nguồn lịch sử ngàn năm với các giá trị cốt lõi: Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị, Sáng tạo; đó là chính là động lực lớn nhất để nhân lên niềm tin, để mỗi người dân Hà Nội tiếp tục chung tay cho mục tiêu cao hơn nữa, đưa Hà Nội trở thành thủ đô sáng tạo, thành phố anh hùng của Đông Nam Á.

     Nơi đây, bên dòng sông Hồng lịch sử và nên thơ, những khu đô thị mới, những cây cầu mới chung sức, chung lòng của đất thủ đô, vẫn ngày đêm soi bóng ngàn thu. Hay ta hãy dạo quanh  Hồ Gươm, trung tâm, là trái tim của thủ đô, với sự tích Hồ Hoàn kiếm huyền thoại, khi nhà vua sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm đã trã lại thanh bảo kiếm cho rùa vàng của đất trời Hà Nội. Cùng với đó, ta hãy nhìn về vẻ đẹp lung linh của 36 phố phường vẫn được nâng niu, lưu giữ. Với khát vọng vươn lên trở thành một “đô thị thông minh, thành phố sáng tạo” trong thời đại mới, thủ đô Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ mà ai đến sẽ thấy một Hà Nội ngàn năm với bao vẽ đẹp, sự vươn lên đầy sức lực tự hào, như thế.

     Dưới thời nhà Lý, Lý Nhân Tông vào năm 1075, đã xuống chiếu mở Minh kinh bác học và nho học tài năng, chọn trong các kỳ thi các nhân tài cho đất Việt, và hơn 1000 năm nay, Quốc Tử Giám vẫn là trường Đại học đầu tiên của dân tộc ta, đã tuyển ra những nhân tài cho quốc gia.

     Nghĩ khi xưa đến nay, các thế hệ con Lạc cháu Hồng thời đại Hồ Chí Minh, của một đất nước được sống trong độc lập, tự do, vươn lên mạnh mẽ với khát vọng hùng cường, vững tin bước tới tương lai, xây dựng thủ đô và đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước. Từ ánh sáng của vận nước bừng lên qua hình ảnh “Rồng bay lên” - Thăng Long - Hà Nội, đang đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua hơn 1010 năm với bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội ngày nay vẫn ngàn năm vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim cả nước, sáng mãi là thủ đô anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.

     Đồng thời, thủ đô Hà Nội nay là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, giao thương bậc nhất của đất nước Việt Nam, là nơi thu nhận nhiều bậc anh hào, các nhà khoa học hàng đầu đất nước, các nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo hàng đầu…, cùng với sự tập trung nhiều nhất các trường Đại học, các trung tâm văn hóa, chính trị lớn nhất của đất nước ta.

      Đón nhận chiến tích anh hùng nhân 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, chúng ta hãy nghe lại bài ca “Hà Nội niềm tin và hy vọng” của nhạc sĩ Phan Nhân.  Lúc còn sống, Nhạc sĩ Phan Nhân, nhớ lại hôm ấy, là ngày 18-12-1972, hàng đàn máy bay Mỹ kéo vào lần đầu. Các cỡ đạn pháo đan chéo như thoi đưa trên nền trời Hà Nội. Hàng loạt tiếng bom rền dậy đất. Đó là lúc từng đàn B52, đang kéo vào oanh tạc thủ đô. Quân-dân Hà Nội đã kiên cường giáng trả. Tôi nhìn đồng hồ, lúc đó là 19h10 phút của ngày đầu tiên bom Mỹ tàn phá thủ đô là ngày 18-12-1972” - Nhạc sĩ Phan Nhân kể lại với các nhạc sĩ tại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

    Nhạc sĩ Phan Nhân suy nghĩ: “Tôi là người trong cuộc, tôi phải tận mắt nghe nhìn để viết “Hà Nội mến yêu của tôi! Của chúng ta mà cũng là của riêng tôi!” Trong những ngày đánh Mỹ, Hà Nội anh hùng biết bao khi “nòng pháo đang vươn lên trời cao”. Tên gọi Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cùng vang lên trong bài hát như nhắc nhở chúng ta về truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của tổ tiên chúng ta. Bài ca đượm chất sử thi mà vẫn luôn luôn mới qua từng ngày. Những ai được sống ở thủ đô lúc đó, nhớ lại “mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” thì có lẽ là muôn thuở vì không có Hồ Gươm thì sao còn Hà Nội - Nhạc sĩ Phan Nhân chia sẻ.

    Một thoáng Hồ Hoàn Kiếm

Đến bây giờ “Hà Nội niềm tin và hy vọng” dầu hơn 52 năm bài ca này, nhưng khi ai đến thủ đô vẫn không thể nào quên, những ngày nóng bỏng của đất - trời Hà Nội vào cuối năm 1972 khói lửa, để quân - dân Hà Nội nhấn chìm 81 máy bay hiện đại nhất của đế quốc Mỹ, trong đó có 34 pháo đài bay hiện đại bậc nhất thế giới lúc này, đó là pháo đài bay B.52…

    Và nay, hơn 8 triệu người dân thủ đô vẫn đang quyết tâm đồng hành cùng đất nước, không ngừng xây dựng và phát triển để Hà Nội vẫn luôn là một thủ đô ngàn năm văn hiến, ngày càng văn minh, hiện đại, mãi mãi phồn vinh, trường tồn! Hà Nội - niềm tin và hy vọng của hôm nay và mai sau -  ngàn năm là thủ đô của lương tri thế giới và là thủ đô anh hùng./.