Côn Đảo là quần đảo khá lớn, có vị trí tiền tiêu trong hệ thống biển, đảo nước ta, gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 76km2 nằm ở phía Đông - Nam Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong suốt 114 năm thống trị (1861-1975), thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã biến hòn đảo xinh tươi này thành “địa ngục trần gian", nổi tiếng khét tiếng nhất, cầm đày đọa hàng trăm ngàn người yêu nước và các chiến sĩ cách mạng trong đó có hơn 200 ngàn chiến sĩ cách mạng còn nằm lại nơi đây, mà rất nhiều người còn chưa biết tên, tuổi khi đã nằm xuống.
Đau thương và thử thách nhất với người chiến sĩ cách mạng
Chuyến hành hương ra Côn Đảo vào 3 ngày giữa tháng 6-2023 của Đoàn công tác MTTQ và báo chí MTTQ VN TP Hồ Chí Minh, ra thăm Côn Đảo thật xúc động. Lần đó, Đoàn qua sự hướng dẫn của các hướng dẫn viên, đã được chứng kiến, xem lại trực tiếp các dãy phòng giam đặc biệt của Khu biệt giam cầm cố A-B từng giam giữ bác và nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung ương Đảng ta, như: cố Chủ tịch nước Phạm Hùng, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, kể cả nguyên Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, các đồng chí Lưu Chí Hiếu, Nguyễn Duy Trinh và hằng bao cán bộ cách mạng cũng từng bị giam cầm tại đây, và nhiều người đã nằm lại.
Lần đó, khi thuyết mình viên giới thiệu xong cho Đoàn, về các biệt giam cầm cố A-B thời chống đế quốc Mỹ, là khu giam tù nhân Cộng sản khét tiếng, nhất là trại A. Ở 2 trại này, mỗi tù nhân bị chúng nhốt trong một không gian không thể nói là hẹp hơn nữa, khi mỗi chiều chỉ chưa đầy 2 mét, mà chúng thường nhốt từ 2-3 người, có khi tới 4 người, mà không hề có nhà vệ sinh…Trên đầu khu biệt giam này, là lối đi của bọn cai ngục canh giữ tù nhân, hễ có ai đứng lên phản đối điều gì là chúng cho cả nắm vôi bột cay xé, ném xuống đầu tại mỗi tù nhân, không hề có nước để rữa, lau khô với “món cai trị” tàn ác độc nhất thế giới của kẻ thù Mỹ-ngụy tại 2 Khu biệt giam cầm cố.
Cũng lần này, đến gần khu Chuồng bò Mỹ, là khu biệt giam nằm riêng biệt, có hệ thống dẫn phân bò vào ngập lên để tra tấn các chiến sĩ cách mạng. Hướng dẫn viên chỉ cho chúng tôi về nơi đã từng được chúng nhốt ông trong hầm phân bò cao đến quá đầu gối này, kể: Phân bò dẫu có thối, song thối cỡ nào thì các chiến sĩ cách mạng ta vẫn không bao giờ khai. Phần lớn những khoang trong hầm phân bò này, được chúng dùng nhốt các chiến sĩ cách mạng diện tử tù, để hòng khai thác những tin tức chúng hòng tìm cách để khai thác thêm. Ai không chịu đựng được, khai báo là chúng hý hững cho lên khỏi hầm phân bò ngay. Tuy thế, suốt 21 năm có hầm bò kiểu Mỹ tại nhà lao Côn Đảo, cho đến ngày giải phóng Đảo 01-5-1975, tại hầm Chuồng Bò Mỹ, vẫn không hề có tù nhân cách mạng nào của ta, đã đầu hàng và khai báo cho chúng. Kỳ tích trung thành với Đảng của những người Cộng sản tại Côn Đảo, không ai nói ra, song là thế!
Lời nhắn nhủ cho mọi thế hệ mai sau
Hai lần được ra thăm lại Côn Đảo, song lần này khi chúng tôi đi qua các ngôi mộ của khu Hàng Dương, như: mộ của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, mộ nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, mộ chị Võ Thị Sáu, cùng khu các mộ các anh Lưu Chí Hiếu, Lê Văn Việt, Trần Văn Thời…, tại Khu Nghĩa trang Hàng Dương, trong đó có cả những nhà yêu nước nổi tiếng từ khắp mọi miền, đã đi cùng với Đảng ngay từ ngày chưa có Đảng ra đời...
Hôm đến thắp nén nhang trước khu mộ chị Võ Thị Sáu, có một người bạn tù cùng phòng giam đặc biệt mà chúng nhốt chung với người nữ chiến sĩ vào tù khi mới 16 tuổi - Võ Thị Sáu. Ngày chị ra đi, còn gữi lại bạn tù một bộ quần áo, rồi nhờ bạn tù sau này nếu có ra được đưa lại gia đình cất giữ. Nghe tới thế, cả Đoàn nữ tù Côn Đảo bữa đó không ai cầm nổi nước mắt, mà khi họ nhìn bộ quần áo một cô nữ giao liên từ khi 16 tuổi, được cơ sở cách mạng cho làm giao liên, trinh sát Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ (nay bộ quần áo này còn giữ ở Bảo tàng Côn Đảo). Nhìn bộ đồ chị mặc gửi lại, khi mới 16 tuổi quá nhỏ nhắn, để lại bộ đồ trong lao tù, lại gan dạ vô cùng trước mọi kẻ thù tra tấn chị bao lần khi giam giữ. Cho đến khi thực dân Pháp xử tử hình ở Hàng Dương, chị vẫn hát vang “Tiến quân ca”, khi từng họng súng kẻ thù đang chờ lệnh, trước một cô gái nhỏ nhắn của huyện Đất Đỏ - tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tại khu mộ của chị Võ Thị Sáu, từ ngày chị ra đi, một cây dương do các cựu tù Côn Đảo trồng, vẫn giữ 2 nhánh lớn, mà một nhánh khô từ lâu, một nhánh hướng về quê hương, vẫn tỏa xanh khu mộ chị Võ Thị Sáu; ai cũng nói là rất linh thiêng. Chẳng thế, mà bao binh lính của Pháp - Mỹ, sau khi cuộc chiến kết thúc, họ trở về trong tâm tưởng hằng bao năm hoang mang và cứ nghĩ để mà đến được với Côn Đảo, họ thường ra giữa khuya đến với khu Hàng Dương thắp nhang nơi có người nữ giao liên nhỏ nhắn, hiền lành, mà lính Pháp bắt, đày ải ra đây, rồi xử bắn chị với một người con gái nhỏ nhắn 16 tuổi, là giao liên trinh sát, kiên cường như thế.
Côn Đảo còn có một nơi thờ tự cũng linh thiêng là An Sơn Miếu, nơi mà nữ người tù chính là Hoàng hậu, quê hương ở Long Hồ - Vĩnh Long, tên Lê Thị Răm (bà Phi Yến), khi năm 1783 cùng Nguyễn Ánh và 100 gia đình đi theo Nguyễn Ánh, chạy ra Côn Đảo, để rồi chạy đi cầu cứu với quân Pháp, lúc bị đại quân Nguyễn Huệ truy đuổi.
Lần ấy, đang ra gần vùng biển Côn Đảo, ái thứ Lê Thị Răm (tên thứ là bà Phi Yến) đã khuyên can chồng, chớ đi theo con đường cầu cứu ngoại bang, để tiếng xấu cho đời. Thói độc ác của vị vua đầu tiên triều Nguyễn này, là khi vợ khuyên can, chẳng những đã không theo lời khuyên, mà cho là vợ nói điều xui xẻo; thế rồi ông ta đã nhốt vợ và con thơ (là một hoàng tử) vào một hang đá tại đảo này. Nay tại đây, ai ra cũng nhìn thấy miếu thờ bà Phi Yến, mà từ khi ngôi miếu do người dân cất lên gọi là miếu Bà, cũng có tài liệu ghi là An Sơn Miếu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi miếu thờ bà Phi Yến, người can khuyên Nguyễn Ánh, không nên làm điều trái ý lệnh trời, mà bị nhà vua cho nhốt vào Hang đá nơi mà ngày nay gọi là An Sơn Miếu.
Côn Đảo hiện với hơn 2.000 ngôi mộ đã được quy tập (trong tổng số trên 200 ngàn chiến sĩ, cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước đã ngã xuống tại các lao tù Côn Đảo) hiện nay, mới chỉ có 793 mộ tìm ra được danh tánh, quê quán, phần còn lại là vẫn chưa xác định được họ tên mà đa số do bọn lính cai tù ngụy Sài Gòn khi chôn cất, không cho biết rõ danh tính của người nằm xuống, kể cả bạn tù ra đưa các chiến sĩ nằm xuống, ghi tên người nằm trong mộ, chúng cũng tàn ác không cho ghi tên.
Có một địa danh, mà ai đến Côn Đảo, đều không thể không tìm đến, đó là Cầu tàu 914. Tại Côn Đảo, bất cứ mỗi địa danh, đều gắn với biết bao sự hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước, kể từ năm 1861 khi người Pháp bắt đầu biến đảo Côn Lôn thành nhà tù thực dân để giam cầm người yêu nước. Cầu tàu 914 với 914 chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống theo lệnh chúa Đảo, khi đứng ra để xây cầu tàu này - theo nhiều nhân chứng chuyến đi cho biết.
Lúc này, những ngày sắp đến 76 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27-7-1947), khi ta đến các Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo, hay các trại Phú Hải, Trại cầm cố A.6, A.7, khu đập đá Côn Lôn, Chồng Bò Mỹ…, tất cả là chứng tích hết sức của sự phẫn nộ loài người khi đến đây. Nay mỗi lần thế hệ sau chúng tôi, cũng như các thế hệ trẻ và những người từng là tù nhân Côn Đảo ra thăm, hầu như khó có thể nào quên, những ngày một thời nơi đây. Ở đây, thực tế sống động nhất mà bất cứ chiến sĩ CM nào đã từng chịu cảnh tra tấn của bọn cai ngục, đều là những bài học sáng giá nhất, mà xương máu các anh, các chị đã luôn tô thắm hơn lá cờ vinh quang của Tổ quốc, ở đó có phần đóng góp xương máu các anh, chị mãi mãi ra đi không có ngày về.
Côn Đảo ngày nay, vẫn là một quần đảo đầy hiên ngang, huyền thoại, luôn vẻ đẹp bất tận khó nơi nào có được trên đất Việt Nam. Bây giờ ra Côn Đảo, máy bay A.72 có thể bay hàng ngày (hiện nay một tuần có 5 chuyến từ TP.HCM ra đảo), chỉ 55-57 phút sẽ đến hòn đảo đầy quyến rũ, xanh tươi. Ngoài ra các chuyến tàu khách từ Sóc Trăng chạy đảo chỉ 3 - 3 tiếng 30 phút, là ta ra đến đảo. Côn Đảo cũng là vùng đảo hiếm hoi, khi nằm sát biển chưa đầy 100 mét, có cả một đầm trầu đầy nước ngọt, mà du khách khi tắm biển xong, chỉ cần vài mươi phút được ngâm mình trong vũng Đầm trầu đầy thư thái bên dẫy rừng già nằm sát khu biển.
Côn Đảo ngày nay vẫn luôn mời gọi mọi người khi đến đây, nhớ và tưởng niệm về những năm tháng đầy oanh liệt trong lao tù thực dân, đế quốc, mà họ luôn là những anh hùng, chiến sĩ sĩ nằm lại nơi đây, cho đất nước, quê hương. Chúng ta ngàn lần vô vùng biết ơn và trân trọng những hy sinh vô bờ bến, để Côn Đảo - nơi ngàn đời cõi linh thiêng của đất nước Việt Nam thắp sáng niềm tin./.
Phạm Bá Nhiễu