Những cách làm cụ thể, thiết thực đi từ cơ sở
Tại Quận I, quận trung tâm của thành phố, tính từ năm 2021, hoạt động xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã diễn ra tất cả các phường; nhất là tại phường điểm, như Phường Đa Kao (Quận 1) đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, nhận được sự hưởng ứng tham gia mạnh mẽ và tạo sự lan tỏa trong đông đảo đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, trong toàn phường. Đến nay, tất cả 25/25 chi bộ P.Đa Kao đều có công trình phần việc gắn với các tiêu chí xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh mà Phường đã đưa ra. Các hoạt động dựa trên sự phối hợp từ nội lực của cơ sở, vận dụng các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài như: Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh với triển lãm “Tuần lễ sách”, phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát bảo vệ và Đoàn trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 1 chỉnh trang các mảng tường. Các hoạt động này đã và đang tiếp tục lan tỏa, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Bên cạnh đó, các chi bộ cũng đã chủ động triển khai thực hiện, xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại đơn vị với các hình thức phù hợp với từng đối tượng của chi bộ mình.
Tại Phường Phạm Ngũ Lão, việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, đi từ những việc làm thiết thực, Ban điều hành khu phố đã vận động làm xanh hóa các hẻm như làm xanh hóa mảng tường tại hẻm 152 đường Bùi Thị Xuân, Quận I. Ngay tại trụ sở Phường Phạm Ngũ Lão, bố trí Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ngay tại tầng trệt của khu làm việc, tạo ra không khí thân thiện, gần gũi giữa người dân với chính quyền, góp phần xóa bỏ khoảng cách, tạo cảm giác thoải mái cho người dân khi đến thực hiện các dịch vụ công.
Tại Quận 5, hầu như tất cả trụ sở của các phường và các cơ sở tôn giáo, kể cả các chùa của người Hoa, đều xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Quận 5 tổ chức các hoạt động xây dựng mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thiết thực như trao tặng “Mái ấm công đoàn” cho công nhân, người lao động khó khăn về nhà ở. Ngày 7/11/2024, tổ chức Lễ bàn giao “Mái ấm công đoàn” cho gia đình chị Trương Thúy Hằng, tại Phường 15; Trao bảng tượng trưng công trình tặng mái ấm cho gia đình với chi phí hỗ trợ 60 triệu đồng.
Là địa bàn đã có những mô hình cụ thể, ngay từ đầu năm 2022, Quận 6 đã có kế hoạch cụ thể, hợp lý về không gian, thời gian đặt ra một lộ trình cụ thể. Làm thử nghiệm tại Công viên Phú Lâm với 6 khu triển lãm: Khu vực sách báo, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu vực vẽ tranh “Bác Hồ với thiếu nhi; Khu vực sân khấu: tổ chức chương trình ca múa nhạc về Bác, chương trình kể chuyện Bác dành cho thiếu nhi; Khu vực chiếu phim tư liệu với chủ đề” học Bác lòng ta trong sáng hơn”; Khu vực giới thiệu sách điện tử Hồ Chí Minh; Khu vực xếp mô hình không gian Văn hóa Hồ Chí Minh đã lan tỏa không gian văn hóa Hồ Chí Minh Quận 6. Quận tập trung đầu tư bổ sung cho các khu trưng bày, triển lãm với hơn 1.000 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tác phẩm viết về Bác. 65 hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chủ đề “Hồ Chí Minh: Một nhân cách - một cuộc đời - một dân tộc”; Ban tổ chức đã trưng bày 96 tác phẩm đạt giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các tác phẩm diễn tả chân thật, sống động cuộc sống của người dân TPHCM; những nghĩa cử đẹp, việc làm hay, nỗ lực lao động, sáng tạo của những cư dân bình dị vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự bình yên của Tổ quốc. Quận còn tổ chức các buổi trưng bày, triển lãm không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở các Thánh đường, các chùa trên địa bàn quận thu hút trên 10.000 người tham gia và theo dõi. Trên các bản tin hàng tuần, trang đầu đều đăng tải những chuyện kể về Bác, các câu danh ngôn và hình ảnh của Bác. Từ hình ảnh trực quan liên quan đến văn hóa. Quận cũng tổ chức các hội thi kể chuyện về Bác, hội thi đố em tìm hiểu về Bác, hội thi viết cảm nhận, kể chuyện, sáng tác thơ văn, tìm hiểu và viết về Bác. Tùy theo từng độ tuổi, tùy theo từng trình độ, ai cũng có thể tham gia. Các cuộc thi có sức lan tỏa sâu rộng và để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho đông đảo người dân qua những câu chuyện giản dị về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc...
Tại huyện Bình Chánh, từ việc vận động lan tỏa chủ trương của Huyện ủy, Ủy ban MTTQ VN huyện Bình Chánh, tất cả hơn 40 cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện đều xây dựng hoàn thành Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh ở những vị trí trang trọng, có tác dụng lan tỏa, vừa tác động học tập, làm theo tấm gương của Bác, vừa có tác dụng giáo dục trong các cơ sở tôn giáo, các chức sắc tôn giáo, cũng như người dân tu hành, qua gần 5 năm nay.
Dấu ấn lan tỏa từ mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh lần thứ XI, qua 5 năm đi vào thực tiễn với việc 22 quận, huyện ủy, Đảng bộ TP.Thủ Đức, hiện đã xây dựng trên 4.580 mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh. Đây là công sức, trí tuệ, quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền, và MTTQ từ các cấp đến MTTQ VN Thành phố, để làm lan tỏa những dấu ấn mang đậm bản sắc văn hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, trên toàn thành phố.

Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh lần thứ XI về xây dựng các mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh là:
Một là: việc xây dựng được Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên từng phường, từng quận, huyện sẽ có tác dụng giáo dục cán bộ, đảng viên và mọi người trong địa bàn khu phố, ra toàn phường, cũng như trong mỗi quận, huyện; mang sự lan tỏa chiều sâu, rộng trên việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là: Điều đáng chú ý, là qua từng trụ sở của cấp ủy, hay chính quyền địa phương khi xây dựng được Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, sẽ có tác dụng giáo dục cán bộ, đảng viên và mọi người trong địa bàn khu phố, toàn phường có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong đạo đức Hồ Chí Minh. Qua việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình; phát huy đặc trưng, văn hóa, tính cách con người TP.Hồ Chí Minh, luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhân ái, bao dung, đương đầu và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống của cán bộ, công chức từng phường, xã.
Ba là: Tại những nơi trung tâm hành chính của các phường, hay quận, huyện vào hằng ngày, mỗi người dân khi đến liên hệ công việc, thực hiện các thủ tục công chứng giấy tờ, trong lúc chờ đợi đến lượt mình có thể quan sát, cầm xem các cuốn sách hoặc các tài liệu giới thiệu về cuộc đời của Bác Hồ, về lề lối làm việc, tác phong của Bác và cả những lời căn dặn của Người đối với cán bộ, công chức ở các lĩnh vực. Ngoài việc bố trí Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ngay tại khu làm việc lên các tầng làm việc, các Phường đều bố trí hình ảnh của Bác Hồ qua các thời kỳ trong một không gian thích hợp. Việc trưng bày các hình ảnh trực quan sinh động tại những nơi trung tâm hành chính của các Đảng bộ phường, các quận, huyện ủy đã giúp cho các cán bộ công sở mỗi ngày nhìn - đọc sẽ được bồi đắp thêm ý thức chấp pháp, trách nhiệm của đảng viên, công chức đối với công việc được giao cũng như trong việc phục vụ Nhân dân trong địa bàn.
Đánh giá về những kết quả to lớn này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Hồ Hải, trong Hội nghị sơ kết về công tác Dân vận và vận động quần chúng 2024 nhấn mạnh: Qua việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, mỗi cấp ủy, chính quyền và MTTQVN các cấp, từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tấm gương, tác phong Hồ Chí Minh trên toàn địa bàn thành phố, có nhiều ảnh hưởng trong tốt trong cuộc sống đời thường; đồng thời, đây cũng là nơi giáo dục quần chúng Nhân dân, không ngừng lan tỏa những nét đẹp đời thường từ trong mỗi khu phố, mỗi phường, lan ra địa bàn các quận - huyện. Từ việc xây dựng thành công trên 4.580 mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh toàn thành phố trong năm 2025 là năm của nhiều ngày kỷ niệm lớn sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong phấn đấu không ngừng lan tỏa mục đích, ý nghĩa tốt đẹp về xây dựng các mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh./.