Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Liên kết web

Tiện ích

Thăm dò ý kiến

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

1
5
3
9
7
3
6

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
1
4
6
Chính trịThứ 5, Ngày 17/09/2020, 07:40

Tưởng niệm 1 năm ngày mất Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh (2019 - 2020)

           Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh (1924 - 2019) - Người đã cùng Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng hòa buông súng, tránh đổ máu cho lực lượng hai bên; Tưởng niệm 1 năm ngày mất Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh (2019 - 2020), xin giới thiệu lại với bạn đọc bài viết “Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh và cuộc đời một chứng nhân lịch sử”.


         Lòng hiếu thuận đưa ông đến với cách mạng

Ông Tư Hạnh sinh năm 1924 tại xã Phú Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông học đến tú tài bán phần, sau đó gia nhập quân đội Liên hiệp Pháp. Tốt nghiệp trường võ bị, ông là chuẩn úy dưới quyền Thiếu úy Dương Văn Minh. Đây chính là khởi đầu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa ông và ông Dương Văn Minh.

Những tài liệu sau này ghi chép lại, ông Tư Hạnh được cách mạng đặc biệt chú ý từ năm 1963, khi đang là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn IV. Đó là khi cha ông mất, để lại di nguyện được chôn cất bên cạnh phần mộ ông bà tổ tiên ở Mỹ Tho. Khi ấy, khu vực này nằm trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Vâng lời cha, ông đã tìm cách liên lạc với “phía bên kia”, thỏa thuận ngừng bắn 3 ngày để làm lễ tang. Kể từ đó, ông được mặt trận phân công người vận động, thuyết phục làm cơ sở cho cách mạng. Người đó là ông Nguyễn Tấn Thành - bác họ thứ tám đã mấy lần được ông Tư Hạnh nuôi giấu.

Ông Tư Hạnh từng kể lại: “Cuối năm 1956, bác Tám là Huyện ủy viên Châu Thành bị bắt giam. Tôi bảo lãnh bác ra và nuôi trong nhà một thời gian. Sự gần gũi và liên lạc ngày càng nhiều, bác Tám giúp tôi ý thức dần về đường hướng cách mạng. Tôi cảm tình và trong khả năng của mình, giúp đỡ cách mạng những việc có thể làm được”.

Năm 1967, ông được bác Tám giới thiệu về hoạt động của Ban Binh vận tỉnh Mỹ Tho. Tới năm 1971, ông bắt đầu nhận nhiệm vụ từ Trung ương Cục miền Nam, chủ yếu với vai trò trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, là cố gắng giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Sau Hiệp định Paris, ông càng tích cực hơn trong việc nắm bắt, vận động anh em binh lính, sĩ quan. Đã có lúc ông bị cấp trên nghi ngờ, nhưng không có bằng chứng. Do nằm trong hàng ngũ đối lập, nên tháng 4-1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ông về hưu sớm khi mới 48 tuổi. Tình hình quân sự lúc đó ngày một căng thẳng.

Ông “về vườn” nhưng nhận lệnh của Ban Binh vận là nắm lực lượng thứ ba... Đến khi Buôn Ma Thuột thất thủ, Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam lệnh cho ông sẵn sàng để khi tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống thì quay lại phục vụ quân đội, với nhiệm vụ thuyết phục tướng Minh và quân đội Sài Gòn đầu hàng.

Kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng hòa buông súng

Ngày 28-4-1975, tướng Dương Văn Minh trở thành Tổng thống. Sau này, ông kể lại ngày hôm đó: Được tin anh Dương Văn Minh sẽ nhậm chức Tổng thống vào ngày 28-4, dù không được anh Minh mời, nhưng đêm trước đó tôi đã liên lạc bằng điện thoại từ Cần Thơ với Chánh văn phòng của anh Minh và được hẹn vào ngày 30-4. Nhưng nhiệm vụ cấp bách, nên sáng 28-4, tôi rời Cần Thơ lên Sài Gòn. Hành trình cam go vì hôm đó quốc lộ 4 đã bị cắt đứt lưu thông ở Long An. Tôi chuyển sang đường Gò Công, tới được Sài Gòn đã gần 20 giờ...

Sáng 29-4-1975, ông Tư Hạnh gặp ông Dương Văn Minh tại nhà riêng. Lúc đó, ông hiểu rằng chính phủ cách mạng muốn chế độ Sài Gòn đầu hàng hơn là thương thuyết. Ông tìm cách để được ông Minh đưa về Bộ Tổng tham mưu, phụ tá cho tướng Vĩnh Lộc. Sau khi tướng Lộc bỏ đi, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trở thành Quyền Tổng tham mưu trưởng, từ hồi 13 giờ ngày 29-4-1975. Lúc 7 giờ sáng 30-4-1975, ông cùng một người đến nhà ông Dương Văn Minh trình bày tình hình cực kỳ nghiêm trọng “và khéo léo đưa anh Minh vào một quyết định theo ý muốn của Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam”. Hồi 9 giờ 15, ông cùng Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.

Hòa bình lập lại, ông trở thành nhân sĩ, Ủy viên UBMTTQ Việt Nam TPHCM cho tới năm 2014. Ông từng được tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng ba và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc vào năm 2010. Nhiều lần tham gia các cuộc phỏng vấn của báo giới trong và ngoài nước, ông đã khẳng định lựa chọn của mình năm xưa là đúng. Ông nói rằng mình rất hạnh phúc khi đất nước chấm dứt chiến tranh, nhân dân thoát được cảnh lầm than vì bom đạn. Ông trở thành một ông già bình dị. Ở tuổi 95, ông về với tiên tổ, khép lại một cuộc đời với những giây phút là chứng nhân và thậm chí là một phần của lịch sử dân tộc.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/nhan-si-nguyen-huu-hanh-va-cuoc-doi-mot-chung-nhan-lich-su-619891.html

 

 

 


Số lượt người xem: 14Bản in Quay lại
Xem theo ngày:
Tân Bình: phối hợp tuyên truyền xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh đến các giới Nhân dân
Ngày 24/3, Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình phối hợp cùng Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận tổ chức Hội nghị tuyên truyền về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh đến hơn 80 đại biểu là các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; các vị chức sắc, chức việc các tôn giáo; cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc và đại diện thường trực Hội doanh nghiệp quận
Thủ Đức khánh thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn kết việc xây dựng công viên
Sáng 6/3, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức khánh thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” gắn kết việc xây dựng công viên tại khuôn viên trụ sở Ủy ban MTTQ Thủ Đức, số 46 Thống Nhất, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức.
Khánh thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại chùa Phước Khánh xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi
Sáng ngày 20/02/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Củ Chi phối hợp với chùa Phước Khánh, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi tổ chức Lễ ra mắt không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Tổ đình Phụng Sơn – Cơ sở tôn giáo thứ năm trên trên địa bàn Quận 11 ra mắt “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh”
Qua thời gian tuyên truyền, vận động của Cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phường 02, sáng ngày 17/02/2023, Tổ đình Phụng Sơn phường 02, quận 11 đã chính thức tổ chức lễ ra mắt “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh”.
Văn bản mới cập nhật
Hướng dẫn số 13/HD-UBMT-BTT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Thành phố về Tặng Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất năm 2012
Chương trình số 31 /MTTW- BTT ngày ngày 20 tháng 11 năm 2012
Chương trình số 31 /MTTW- BTT ngày ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông"
Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2012
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 về Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại

Giá Vàng

ĐVT: tr.đồng/lượng
Loại Mua Bán
Nguồn: Sacombank - SBJ

Tỷ giá

(Nguồn: EXIMBANK)